Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Bún bề bề - Món ngon của du lịch Quảng Ninh


Với hương vị ngon, lạ, độc đáo và hấp dẫn chắc chắn mọi du khách du lịch Quảng Ninh sẽ thích món ăn này. Bề bề là loại hải sản độc đáo ở vùng biển duyên hải, trong đó ngon nhất phải kể đến Quảng Ninh. Bề bề, hay còn gọi là tôm tích, tôm tít, con vỗ... có vẻ ngoài giống như tôm mang cặp càng bọ ngựa, thân thon dài và nhiều đốt, có thể có nhiều màu như đen nhạt, nâu, xanh lục,... Khi nấu chín, bề bề có vị gần giống tôm hùm, chắc và ngọt thịt, giàu dinh dưỡng. Loại bề bề lớn nhất - bề bề thuyền có thể nặng tới hơn 300g.

Bề bề đặc biệt ngọt nước, vì thế, nếu thèm hải sản cho một buổi sáng thu mát mẻ, chẳng gì hơn là một tô bún bề bề. Bún cá, bún cua, bún tôm,... cũng là bún hải sản nhưng riêng thứ bún bề bề lạ miệng này thì có lẽ nên ăn chậm rãi ngồi kề cà, từ tốn thưởng thức hương vị biển cả, mát lành và lạ miệng.


Nước dùng cho tô bún cũng chính là nước luộc bề bề lọc cho sạch, nấu cùng với nước hầm xương. Bóc thịt, bỏ lớp vỏ “cứng như thép” của bề bề cũng là cả một sự kỳ công. Người đầu bếp khéo léo cắt hai bên mép thân, cẩn thận tách thịt ra nguyên con đẹp mắt. Thịt bề bề cứ để vậy mà cho vào tô bún, chẳng thêm mắm dặm muối làm gì cho mất vị tươi ngon đặc trưng của du lịch Quảng Ninh. Tùy từng quán ăn, nhà hàng, tô bún sáng có thêm vài con tôm sắt bóc nõn, vài thanh ghẹ gỡ thịt phi hành mỡ hay miếng chả cá thơm nức mũi.

Trên tô bún trắng, người ta xếp lên nào màu tim tím của bề bề, màu đỏ au của của tôm, màu cam nhạt của gạch cua, chả cá vàng ruộm, điểm thêm vài miếng dọc mùng xanh ngắt hay măng ngâm chua cay tùy khẩu vị. Rổ rau sống đầy ắp ăn kèm luôn không thể thiếu. Món ăn nhiều hải sản mà không tanh, miếng nào miếng nấy dai chắc, vị ngọt và thanh, thứ vị ngọt tự nhiên mà chỉ bề bề tươi mới có được. Húp một muỗng nước dùng trong vắt, vị đậm đà và tinh khiết ấy khiến ta tưởng như vừa được đi tắm biển lúc sớm hôm.

Tuyệt nhất là khi du khách du lịch Quảng Ninh dạo quanh phố biển lúc sáng sớm, tự do sà vào một quán bún bề bề ven đường để thưởng thức. Hay kỳ công hơn, hãy chịu khó tới chợ cá sớm, tự tay lựa một mớ bề bề còn tươi tanh tách vừa từ thuyền lên, mang về nấu vài tô bún nóng hổi đãi gia đình một bữa sáng đặc biệt.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Du lịch Nghệ An thưởng thức cháo canh

Cháo canh hấp dẫn thực khách du lịch Nghệ An bởi màu nước dùng vàng, sóng sánh đượm hương thơm của đồng quê như tôm, thịt, cá quả, là món ăn dân dã mà du khách nên thử.

Ở thành phố Vinh (Nghệ An), cháo canh là món ăn quen thuộc mà bạn dễ dàng tìm thấy ở nhiều hàng quán. Người ta ăn sáng, ăn trưa hay ăn lúc chiều muộn nhưng để tìm một quán ăn ngon đúng điệu không phải ai cũng biết.

Cháo canh nhìn qua có vẻ như mì vằn thắn hay bún. Giống như du lịch miền Trung mộc mạc, chân chất, món cháo canh về hình thức nhìn không đẹp mắt nhưng ăn vào rất khó quên.


Nguyên liệu chính làm nên món ăn là bột mì, chút bột gạo. Bột được trộn cùng với nước, nhào nặn cho đến khi thật nhuyễn, cho vào máy ép thành từng sợi, sau đó bỏ vào nồi nước đang sôi để làm chín sợi mì. Người ta cho sợi mì này vào nước lạnh để mì có độ cứng, dai và không bị dính vào nhau.

Món cháo canh ngon phụ thuộc vào cách chế nước dùng và các gia vị đi kèm. Nước dùng được ninh bằng xương lợn và nêm gia vị cho vừa miệng. Tùy từng quán mà có thêm các nguyên liệu khác nhau như vài lát giò, chả thái mỏng, quả trứng cút luộc, thịt cá quả hay cũng có nơi thêm vài con tôm hấp dẫn.

Bát cháo canh được dọn ra với những sợi mì mềm mượt, điểm xuyết vài lá mùi tàu thái sợi cùng các nguyên liệu sóng sánh trong thứ nước dùng thơm phức, nóng hổi. Khi ăn thêm một chút nước cốt chanh, một chút tương ớt vào là thưởng thức. Bạn sẽ cảm nhận vị chua, cay, ngọt hòa lẫn rất thú vị.

Quán cháo canh đông khách du lịch Nghệ An và được nhiều người biết đến ở thành Vinh là phía sau cổng thành Cửa Nam. Cháo canh ở đây bao giờ cũng kèm thêm đĩa bánh mì nóng giòn, bạn có thể quệt vào thứ nước dùng cháo canh để thưởng thức. Tuy nhiên ở đây rất đông khách du lịch Nghệ An nên bạn phải kiên trì chờ đợi. Ngoài ra còn một số quán như đối diện cổng trường cấp 2 Quang Trung, giá khoảng 15.000 đồng/bát.

Du lịch Sài Gòn: Món ngon bún chả cá chua.


Chỉ có bún, chả cá và rau sống, nhưng bát bún trộn chả cá bọc sả giản đơn đem đến cho thực khách hương vị nhẹ nhàng mà vẫn đặc trưng của từng nguyên liệu.

Nhắc tới bún trộn, người ta sẽ nghĩ ngay tới bún bò Nam Bộ, bún mắm với nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên, bún trộn chả cá bọc sả được giản lược những thành phần phụ để tập trung vào hai nguyên liệu quan trọng nhất là chả cá và bún.

Các món ăn mang phong vị phương nam của du lịch Sài Gòn thường có vị ngọt mát, phù hợp với tiết trời và khí hậu. Tuy nhiên, để kích thích vị giác cho thực khách du lịch Sài Gòn, vị chua trong bát bún được chế biến từ me bóc vỏ, lấy phần bên trong đun lên và chắt lấy nước cốt. Khi sơ chế, người đầu bếp sẽ hãm vị nồng của me và giữ lại vị thanh mát, chua ngọt để thực khách không cảm giác khé cổ hay ngọt quá. Nước sốt được chan xâm xấp tô bún.

Nếu muốn tăng thêm vị cay, bạn có thể dùng với tương ớt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận thứ nước dùng chua ngọt ngấm đều vào sợi bún, quyện với cái bùi ngậy của lạc rang và vẫn giữ lại chút thanh mát bởi rau sống.

Yếu tố quan trọng nhất của món là chả cá bọc sả. Người đầu bếp thường dùng cá quả, băm nhỏ và ướp gia vị, cuốn quanh thân sả và nướng. Chả cá sau khi nướng vẫn mềm vì nước từ sả sẽ ngấm đều vào trong miếng thịt, cũng như tăng hương vị cho chả cá.


Bạn có thể rút sả ra để ăn riêng hoặc thưởng thức cùng nhau. Miếng chả cá vàng rộm, được nướng đều tay nên có màu sáng. Mùi thơm của sả và cá không bị tách biệt mà hòa quyện với nhau.

Thành phần đơn giản nhưng lại hỗ trợ nhau để món ăn có sự thống nhất. Sự đậm đà và tính khô của cá kết hợp với sả, và bún trộn đi cùng chả cá. Chua, cay, mặn, ngọt, bùi và thanh mát đầy đủ với việc sử dụng ớt, lạc, rau sống.

Địa chỉ tham khảo cho bạn là quán bún trộn trên đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, giá một bát khoảng 30.000 đồng. Ngoài ra, bạn có thể thử các món bún trộn hoành thánh, bún trộn Nam Bộ với nhiều hương vị độc đáo khác của du lịch Sài Gòn.

Du lịch Hội An thưởng thức những đặc sản gì?


Du lịch Hội An không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình mà còn có những món đặc sản làm say đắm lòng người. Rất nhiều du khách đã quay lại nơi đây chỉ để thưởng thức những món ngon Hội An.

Mì Quảng – Món ngon Hội An quen thuộc


Mì Quảng từ lâu không còn là đặc sản của riêng du lịch Quảng Nam nữa, nó đã trở thành thứ quà chung cho du khách khi du lịch miền Trung. Nhưng về Hội An, vẫn thấy món ăn có nét riêng. Có lẽ vì không khí thân thiện và con người hồ hởi nơi đây khiến nó đặc biệt hơn bất cứ nơi đâu trên đất nước. Mì Quảng gồm những nguyên liệu bình dân. Sợi mì từ gạo, thịt tôm, thịt heo, thịt gà… gần gũi, miếng bánh tráng nướng rẻ tiền, vài thứ rau sẵn có, chẳng thứ nào cao sang, quyền quý. Mùi thơm từ thịt, tôm, trứng, bánh tráng, đậu phộng kích thích khứu giác của thực khách, tăng độ hoàn hảo của món ngon Hội An này.

Bánh xèo – Món ngon dân dã của Hội An

Nguyên liệu chính để làm bánh xèo Hội An ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt dùng làm nhân bánh xèo. Để có món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo. Bánh xèo Hội An ăn nóng mới ngon, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay cầm bánh xèo chấm với nước chấm hoặc dùng bánh tráng cuốn bánh xèo kèm các loại rau sống rồi chấm với nước chấm. Bỏ miếng bánh xèo giòn tan, thơm phức vào miệng, hẳn bạn sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon tuyệt vời của món ngon Hội An này.

Cao lầu – Món ngon tự hào của người Hội An


Nguyên liệu chính làm nên sợi cao lầu Hội An là từ gạo, được chế biến công phu. Gạo ngâm với tro lấy từ củi tràm ở đảo Cù Lao Chàm. Nước hòa cùng với tro phải lấy từ nước giếng cổ Bá Lễ, thứ nước vừa ngọt lành lại trong vắt. Chính vì ngâm với nước tro nên gạo sẽ có màu vàng nhạt như pha nghệ. Gạo được xay thành bột, để ráo nước, nhồi cho mịn. Cao lầu không tráng như mì, người ta cán bột thành miếng dày 3-4 mm rồi đem hấp cách thủy, tiếp theo cắt bột thành sợi to bằng sợi mì. Món ngon Hội An này hợp khẩu vị từng người nhờ món nước dùng. Du lịch Hội An, thưởng thức cao lầu là một trải nghiệm thú vị nhất.

Cơm gà – Món ngon độc đáo của Hội An

Cơm gà Hội An mang một mùi vị riêng và tin chắc rằng nếu các bạn đã nếm thử một lần thì sẽ nhớ mãi. Để làm nên món cơm gà này, món cơm gà phố Hội phải cần rất nhiều những yếu tố và cách thức chế biến riêng. Đầu tiên phải chọn loại gạo thơm, ngon, dẻo. Thứ hai là phần chọn gà cũng rất quan trọng, chọn loại gà ta nhưng phải tơ, được chăn thả. Chỉ loại gà này thịt mới mềm, thơm ngon. Và thứ ba là sự chế biến, kỹ thuật của người nấu. Cơm gà thật sự là một món ăn đặc trưng của phố Hội, nó hoàn toàn khác với cơm gà Tam Kỳ, cơm gà Đà Nẵng cả về hình thức lẫn cách chế biến. Món ngon Hội An này là sự kết hợp giữa cơm nấu theo cách riêng vối thịt gà xé nhỏ, trong khi ở một số nơi khác, người ta ăn cơm với thịt gà riêng.

Chè bắp – Món ngon thanh tao của Hội An

Nguyên liệu để nấu chè bắp ở đây chỉ gồm bắp, đường kính và bột năng. Bắp để nấu chè là loại bắp sữa (bắp non) được trồng trên những bãi đất bồi ven sông. Chính lượng phù sa bồi đắp hàng năm qua những trận lụt đã khiến những bãi đất này trở nên thật màu mỡ, góp phần làm cho những trái bắp nơi đây có những hương vị ngọt, thơm hơn hẳn bắp được trồng ở các nơi khác. Chè bắp Hội An ngon chỉ bởi một lý do duy nhất là ngọt tự nhiên của bắp mới bẻ. Món ngon Hội An này có thể ăn đặc, ướp lạnh, dùng kèm với đá hay ăn kèm với các loại chè đậu khác, cách nào cũng thơm, ngon và đậm đà hương vị của du lịch Hội An.